TIN TỨC NỔI BẬT

Điểm qua các Tiêu chuẩn khảo sát địa chất cùng Nền Móng Đăng Quang

Hiện nay, khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu thi công các công trình xây dựng ngày càng tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc, tất cả các công trình xây dựng đều phải được tuân theo những tiêu chuẩn nhất định khi tiến hành thi công. một trong số đó là tiêu chuẩn về khoan khảo sát địa chất. Các tiêu chuẩn về khoan khảo sát địa chất được quy định một cách rất rõ ràng và cụ thể tại quy định TCVN 9437: 2012.Cụ thể các tiêu chuẩn khảo sát địa chất sẽ được trình bày rõ hơn trong bài viết dưới đây, xin mời các anh em kỹ sư cùng các bạn theo dõi bài viết cùng Nền Móng Đăng Quang 

Phạm vi áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam trong khoan khảo sát địa chất

Các tiêu chuẩn khoan địa chất đã được quy định một cách đầy đủ và cụ thể tại tiêu chuẩn TCVN 9437: 2012. Tiêu chuẩn này được chuyển đổi từ tiêu chuẩn 22 TCVN 259-2000. Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn mới TCVN 9437 được áp dụng với các thiết kế và các công trình khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Các công trình ngầm

  • Các công trình tòa nhà chung cư văn phòng được thiết kế cao tầng

  • Các công trình nhà ở dân dụng thông thường

  • Các công trình thủy lợi, thủy điện phục vụ đời sống cũng như trong công tác  phát triển kinh tế của nhân dân

  • Các công trình nhà xưởng, khu công nghiệp phục vụ cho mục đích Hoạt động sản xuất kinh doanh.

  • Các công trình bệnh viện trường học hoặc các công trình phúc lợi phục vụ cho nhu cầu của người dân.

  •  Các công trình, dự án xây dựng giao thông đường bộ, giao thông đường thủy phức tạp.

Tiêu chuẩn áp dụng cho công tác khảo sát và thí nghiệm địa chất

Trong thực tế, tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng cho việc khoan khảo sát địa chất sẽ được thực hiện bằng công tác khoan hố và thí nghiệm hiện trường. Điều này giúp cho các đơn vị  thiết kế thi công cũng như các nhà đầu 4 có căn cứ  để thực hiện triển khai các công việc nhằm đảm bảo đúng kỹ thuật và đạt tiêu chuẩn chất lượng khi đưa vào sử dụng. Các công tác về khoan khảo sát và thí nghiệm địa chất sẽ được thông qua chủ đầu tư để có thể xác nhận có tiến hành xây dựng thi công trên nền địa chất đã khảo sát hay không.

Công tác khoan hố khảo sát

Trong quy định áp dụng cho việc khoan khảo sát địa chất và thí nghiệm địa chất đã nêu rõ khối lượng khoan, phương pháp khoan và các điều kiện dừng khoan cụ thể để các bên nắm rõ và thực hiện.

 Về khối lượng khoan

Thông thường chiều sâu hố khoan dự kiến sẽ thực hiện là 50m. Tuy nhiên độ dài này sẽ có thể thay đổi tùy thuộc vào điều kiện địa chất, quy mô cũng như mức độ quan trọng của công trình sẽ tiến hành thi công. Các vị trí hố khoan được bố trí trong phạm vi sẽ tiến hành thi công xây dựng. Đặc biệt, các vị trí này sẽ được nhân viên thiết kế chỉ định và phải thông qua chủ đầu 4 xét duyệt thì mới có thể tiến hành khoan khảo sát.

 Phương pháp khoan

Có rất nhiều các phương pháp khoan được áp dụng trong công tác khoan khảo sát địa chất của công trình. Tuy nhiên hiện nay cách khoan xoay bơm rửa và sử dụng dung dịch bentonite ai ở dưới nước là một cách khoan được sử dụng phổ biến và rộng rãi hiện nay. Quy định cụ thể cho cách khoan này là khoảng cách mỗi hiệp khoan phải nhỏ hơn 0,5m và đồng thời kết hợp hạ ống chèn. trong toàn bộ quá trình khoan sẽ lấy mẫu đất thí nghiệm phục vụ cho việc thí nghiệm hiện trường cũng như thí nghiệm trong phòng thí nghiệm để xác định chất lượng của địa chất.

 Về điều kiện dừng khoan

Tiêu chuẩn TCVN 9437 cũng đã quy định rõ về những trường hợp có thể dừng khoan địa chất thăm dò. Khi khoan hết tầng đất yếu và khoan vào đất tốt có khả năng chịu tải dự kiến của công trình xây dựng thì sẽ có thể tiến hành dừng khoan. Ngoài ra các trường hợp khoan đến độ sâu dự kiến sẽ xây dựng công trình nhưng vẫn chưa đảm bảo được điều kiện địa chất thì cũng sẽ dừng khoan và thông báo lại cho nhà đầu tư để đưa ra các phương án cụ thể về việc thiết kế móng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng của khu có địa chất yếu.

Công tác lấy mẫu đất đá tại hiện trường

Việc lấy mẫu đất đá tại hiện trường để tiến hành thí nghiệm cũng được quy định một cách rất cụ thể về vị trí lấy cũng như cách lấy. Ví dụ như sau:

Mẫu đất lấy trong hố khoan: Việc lấy mẫu đất trong hố khoan được quy định một cách cụ thể về phương pháp lấy và cách lấy. Các kỹ sư cần lấy mẫu đất trong hố khoan= ống mẫu nguyên dạng có đường kính f91 milimet,và cứ 3m thì sẽ lấy một lần mẫu để tiến hành làm thí nghiệm địa chất công trình.

 Lấy mẫu đất xáo động

Mẫu đất xáo động là mẫu đất không nguyên dạng được lấy trong ống mẫu của thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT. Sau đó cho vào túi bóng bảo quản và mang đến ngay phòng thí nghiệm để thí nghiệm theo đúng quy trình kỹ thuật.

 Lấy mẫu đất nguyên dạng

Cách lấy mẫu đất nguyên dạng sẽ được lấy trong hộp tôn hoặc ống nhựa pvc có đường kính là 20 xen-ti-mét. Điều này sẽ đảm bảo đất có thể giữ nguyên được độ ẩm khi mang đến phòng thí nghiệm và thực hiện các quy trình thí nghiệm yêu cầu cần thiết.

Kết luận

Trên đây là những tiêu chuẩn áp dụng cho công tác khoan khảo sát địa chất, một công tác vô cùng quan trọng trong việc đánh giá địa chất để lên thiết kế cũng như thi công cho công trình xây dựng. Hy vọng các thông tin trên đây sẽ giúp anh em có thêm kiến thức về công tác khoan khảo sát địa chất cùng với các tiêu chuẩn của nó./.

 

0963894186